Mô tả
Công thức:
Acid Ascorbic ……………………………………. : 500 mg.
Tinh bột mỳ,Lactose,Magnesi stearat,PVA vừa đủ 1 viên.
Chỉ định:
Phòng và điều trị bệnh do thiếu Vitamin C.
Các chỉ định khác như phòng cúm, chóng liền vết thương, phòng ung thư chưa được chứng minh.
Chống chỉ định:
Người bị thiếu hụt G6PD (nguy cơ thiếu máu tan huyết), người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hoá oxalat niệu và loạn chuyển hoá oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).
Tác dụng không mong muốn:
Tăng oxalat – niệu, buồn nôn, nôn, ợ nóng, co cứng cơ bụng, mệt mỏi, đỏ bừng, nhức đầu, mất ngủ, và tình trạng buồn ngủ đã xảy ra. Sau khi uống liều 1g hàng ngày hoặc lớn hơn, có thể xảy ra ỉa chảy.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Xử trí ADR:
Không nên ngừng đột ngột sau khi sử dụng vitamin C liều cao trong thời gian dài để phòng ngừa bệnh scorbut hồi ứng do có sự cảm ứng trong quá trình chuyển hoá vitamin C; vì đó là một đáp ứng và là hậu quả của dùng liều cao vitamin C trước đó.
Cách dùng:
uống sau bữa ăn.
Bệnh thiếu Vitamin
Người lớn: 250 – 1000 mg/ngày.
Trẻ em: 100 – 500 mg/ngày.
Phối hợp với Desferrioxamin để làm tăng thêm đào thải sắt : 100 – 200 mg/ngày. – Methemoglobin huyết vô căn khi không có sẵn xanh methylen : 300 – 600 mg /ngày.
Tương tác thuốc:
Dùng đồng thời với sắt nguyên tố làm tăng hấp thu sắt qua đường dạ dày – ruột.
Dùng đồng thời với aspirin làm tăng bài tiết Vitamin C và giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu.
Dùng đồng thời với fluphenazin dẫn đến giảm nồng độ fluphenazin huyết tương.
Thận trọng:
Dùng Vitamin C liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc,do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt Vitamin C. Uống liều lớn Vitamin C khi mang thai dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
Tăng oxalat niệu có thể xảy ra khi dùng liều cao vitamin C. Vitamin C có thể gây acid hoá nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu. – Người bệnh thiếu hụt glucose 6 phosphat dehydrogenase dùng liều cao vitamin C có thể bị chứng tan máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Vitamin C đi qua được nhau thai và được phân bố trong sữa mẹ. Tuy nhiên phụ nữ có thai và cho con bú dùng Vitamin C theo nhu cầu bình thường, chưa thấy có vấn đề gì xảy ra.
Tác động của thuốc khi lái xe hoặc vận hành máy móc:
Chưa được ghi nhận.
Qúa liều và xử trí:
Những triệu chứng quá liều gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và ỉa chảy. Gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống 1 liều lớn
Các đặc tính dược lực học:
Vitamin C cần cho sự tạo thành colagen, tu sửa mô trong cơ thể và tham gia trong một số phản ứng oxy hoá – khử. Vitamin C tham gia trong chuyển hoá phenylalamin, tyrosin, acid folic, norepinephrin, histamin, sắt và một số hệ thống enzym chuyển hoá thuốc, trong sử dụng carbonhydrat, trong tổng hợp lipid và protein, trong chức năng miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn, trong giữ gìn sự toàn vẹn của mạch máu và trong tế bào hô hấp.
Thiếu hụt Vitamin C dẫn đến bệnh Scorbut, trong đó có sự sai sót tổng hợp colagen với biểu hiện là không lành vết thương, khiếm khuyết về cấu tạo răng, vỡ mao mạch gây nhiều đốm xuất huyết, đám bầm máu, chảy máu dưới da và niêm mạc (thường là chảy máu lợi). Dùng Vitamin C làm mất hoàn toàn các triệu chứng thiếu Vitamin C .
Các đặc tính dược động học:
Hấp thu: Vitamin C được hấp thu dễ dàng sau khi uống.
Phân bố: Vitamin C phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25% Vitamin C trong huyết tương kết hợp với protein.
Thải trừ: Vitamin C oxy hoá thuận nghịch thành acid dehydroascorbic. Một ít Vitamin C chuyển hoá thành những hợp chất không có hoạt tính gồm ascobic acid – 2 sulfat và acid oxalic được bài tiết trong nước tiểu. Lượng Vitamin C vượt quá nhu cầu của cơ thể cũng được nhanh chóng đào thải ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi.
Hạn dùng:24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Không dùng quá thời hạn ghi trên bao bì.
BẢO QUẢN: Nơi khô, nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh sáng.
Tiêu chuẩn: DĐVN III.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.