Mô tả
CÔNG THỨC:
Sulfamethoxazol : 400mg.
Trimethoprim : 80mg.
Tinh bột mỳ, Lactose, Magnesi stearat, vđ một viên nén.
CHỈ ĐỊNH:
éloseptol được chỉ định cho điều trị:
– Nhiễm trùng tiết niệu (trên và dưới): Nhiễm trùng cấp, dự phòng dài hạn tái phát nhiễm trùng mãn tính sau khi nước tiểu sạch khuẩn, viêm tiền liệt tuyến nhiễm khuẩn.
– Nhiễm trùng hô hấp: viêm tai giữa; viêm xoang; viêm phế quản cấp, mãn; viêm phổi; điều trị và dự phòng viêm thành phế nang do Pneumocystis carinii.
– Đường sinh dục: lậu, viêm vòi trứng, hạ cam, bệnh Nicolas Favre.
– Đường tiêu hóa: bệnh do Shigella, thương hàn hay phó thương hàn, người mang vi khuẩn thương hàn mãn tính.
– Nhiễm trùng da và vết thương: Áp xe, trứng cá, mụn nhọt, viêm da mủ, vết thương nhiễm khuẩn.
– Nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm khác: Bệnh Brucella cấp, u actinomyces, bệnh do Nocardia trừ những trường hợp thực sự do nấm, viêm tủy xương cấp và mạn tính, nhiễm trùng huyết.
– Bệnh nhiễm trùng do nấm: Bệnh nấm Blastomyces Nam Mỹ.
– éloseptol có thể dùng trong nhiễm trùng răng và nha chu, nhiễm trùng tiêu hóa do E.Coli gây bệnh đường ruột, viêm màng não do các chủng nhạy cảm trên invitro, bệnh do Toxoplasmos.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
– Mẫn cảm với sulfamid hoặc trimethoprim.
– Bệnh nhân suy thận nặng mà không giám sát được nồng độ thuốc trong huyết tương.
– Người bệnh được xác định thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic.
– Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
– Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất xảy ra ở đường tiêu hóa gồm các triệu chứng: buồn nôn, nôn, ỉa chảy viêm lưỡi. Viêm đại tràng giả mạc và bệnh nấm monilia có thể xảy ra.
– Trên da: ngứa, ngoại ban. Hiếm gặp phản ứng dị ứng da nặng như hội chứng Stevens – Johnson, hội chứng Lyell.
– Trên máu: (hiếm gặp) Giảm bạch cầu, tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và ban xuất huyết. Người lớn tuổi bị rối loạn chức năng gan, thận hoặc acid folic thì nguy cơ cao hơn. Những bệnh nhân thiếu D6PD, dùng éloseptol có thể có nguy cơ tan máu.
– Trên thần kinh: Có thể có đau đầu, trầm cảm, chóng mặt, ảo giác…
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phảI khi dùng thuốc
XỬ TRÍ ADR:
– Dùng acid folic 5 – 10mg/ngày có thể tránh được ADR do thiếu acid folic mà không làm giảm tác dụng kháng khuẩn. Cần chú ý là tình trạng cơ thể thiếu acid folic không được phản ánh đầy đủ qua nồng độ acid folic trong huyết thanh.
– Liều cao trimethoprim trong điều trị viêm phổi do Pneumocystis carinii gây tăng dần dần kali huyết nhưng có thể trở lại bình thường. Nguy cơ tăng kali huyết cũng xảy ra ở liều thường dùng và cần được xem xét, đặc biệt khi dùng đồng thời các thuốc làm tăng kali huyết khác hoặc trong trường hợp suy thận.
– Người bệnh cần được chỉ dẫn uống đủ nước để tránh thuốc kết tinh thành sỏi. Không phơi nắng để tránh phản ứng mẫn cảm với ánh sáng.
CÁCH DÙNG:
Nên uống éloseptol với thức ăn hoặc đồ uống để giảm thiểu các rối loạn tiêu hóa.
Liều chuẩn:
– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 2 viên mỗi 12 giờ.
– Trẻ em dưới 12 tuổi: 1 viên mỗi 12 giờ.
THUỐC NÀY CHỈ DÙNG THEO ĐƠN CỦA THẦY THUỐC
TƯƠNG TÁC THUỐC:
– Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu, đặc biệt là thiazid làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu ở người già
– Sulfonamid có thể ức chế gắn protein và bài tiết qua thận của methotrexat và vì vậy làm giảm đào thải và tăng tác dụng của methotrexat.
– Éloseptol dùng đồng thời với pyrimethamin 25 mg/tuần làm tăng nguy cơ thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ
– Éloseptol ức chế chuyển hóa phenytoin ở gan, có khả năng làm tăng quá mức tác dụng của phenytoin.
– Éloseptol có thể làm tăng thời gian prothrombin ở người bệnh đang dùng warfarin
THẬN TRỌNG:
– Chức năng thận suy giảm.
– Dễ bị thiếu hụt acid folic như người cao tuổi.
– Khi dùng éloseptol liều cao và dài ngày.
– Người mất nước, suy dinh dưỡng.
– éloseptol có thể gây thiếu máu tan huyết ở người thiếu hụt G6DP.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI, CHO CON BÚ:
– Thời kỳ mang thai: Sulfamid có thể gây vàng da ở trẻ em thời kỳ sơ sinh do đẩy bilirubin ra, khỏi albumin. Vì éloseptol có thể cản trở chuyển hóa acid folic, thuốc chỉ dùng lúc mang thai khi thật cần thiết. Nếu phải dùng thuốc thì phải dùng thêm acid folic.
– Thời kỳ cho con bú: Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú không được dùng thuốc. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với tác dụng độc của thuốc.
TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHI LÁI XE HOẶC VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Thuốc có thể gây hiện tượng chóng mặt ảo giác nên không dùng thuốc khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
SỬ DỤNG QUÁ LIỀU:
Biểu hiện: Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau đầu, bất tỉnh. Loạn tạo máu và vàng da là biểu hiện muộn của quá liều. ức chế tủy.
Xử trí: Gây nôn, rửa dạ dày. Acid hoá nước tiểu để tăng đào thải Trimethoprim. Nếu có dấu hiệu ức chế tủy người bệnh cần dùng acid folic 5 – 15mg/ngày cho đến khi hồi phục tạo máu.
CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC:
éloseptol là một hỗn hợp gồm sulfamethoxazol (5 phần) và Trimethoprin (1 phần). Sulfamethoxazol là một sulfamid, ức chế cạnh tranh tổng hợp acid folic của vi khuẩn. Trimethoprim là một dẫn chất pyrimidin, ức chế đặc hiệu enzym dihydrofolat reductase của vi khuẩn. Phối hợp Sulfamethoxazol với Trimethoprim như vậy ức chế 2 giai đoạn liên tiếp của sự chuyển hóa acid folic, do đó ức chế hiệu quả sự tổng hợp purin, thymin và cuối cùng là DNA của vi khuẩn. Sự ức chế nối tiếp này có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế hiệp đồng này cũng chống lại sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc và làm cho thuốc có tác dụng ngay cả khi vi khuẩn kháng lại với từng thành phần của thuốc.
CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC:
Sau khi uống, cả Sulfamethoxazol và Trimethoprim được hấp thu nhanh và có sinh khả dụng cao. Sau khi uống 2 giờ với liều 2 viên, nồng độ huyết thanh trung bình của Trimethoprim là 2,5mg/lít và của sulfamethoxazol là 40 – 50mg/lít. Thời gian bán thải trong huyết tương của sulfamethoxazol là 10 giờ của trimethoprim là 8 – 10 giờ. Tuy nhiên ở bệnh nhân suy thận thì thời gian bán thải của cả hai đều tăng lên và cần phải điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.
Cả Sulfamethoxazol và Trimethoprim phân bố vào nước bọt, dịch âm đạo, dịch tai giữa; trimethoprim còn vào được đờm; cả hai qua được hàng rào rau thai và được bài tiết vào trong sữa mẹ.
Sulfamethoxazol và trimethoprim bài xuất chủ yếu qua thận. Nồng độ trong nước tiểu cao hơn rất nhiều so với nồng độ trong huyết tương.
HẠN DÙNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Không dùng quá thời hạn ghi trên bao bì.
BẢO QUẢN: Nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh sáng.
TIÊU CHUẨN: USP 30