Nghề giáo là nghề vinh dự và vô cùng quan trọng. Do vậy, các nhà giáo cần thường xuyên chăm lo đến sức khỏe mới có thể đảm đương được nhiệm vụ vẻ vang của mình. Tuy nhiên, trong cuộc đời dạy học, có nhiều chứng bệnh mang tính nghề nghiệp luôn bám đuổi các nhà giáo, trong đó phải kể đến các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, xương khớp và mắt. Sau đây là một số phương thuốc chữa trị để các thầy cô có thể áp dụng khi cần.
Khản tiếng, viêm họng, ho…
Vẫn là cái bệnh cố hữu mà thầy, cô giáo nào cũng thường mắc. Do phải nói, phải giảng bài, thậm chí phải nói to hàng giờ, hàng buổi và hàng ngày liền, các dây thanh âm bị căng ra, bị nóng lên… rồi dẫn đến đau họng, khản tiếng, nặng hơn sẽ bị ho, đờm… và viêm phế quản…
Hãy khắc phục tình trạng này ngay từ đầu bằng cách ngậm một số vị thuốc mang tính kinh điển, dễ kiếm, dễ dùng như ô mai, kha tử… Riêng kha tử nên thái lát mỏng, ngậm và nuốt nước dần dần. Đồng thời uống nước hãm của quả la hán hoặc lá cam thảo dây với lá húng chanh.
Nếu bệnh có chiều hướng tăng lên: ho nhiều, đờm nhiều, đôi khi khó thở… Dùng phương: mạch môn, huyền sâm, mỗi vị 12g, bối mẫu, mẫu đơn bì, bạch thược, mỗi vị 6g, bạc hà 4g, cam thảo 8g, sinh địa 16g. Sắc uống ngày một thang, uống 3 lần, trước bữa ăn 1 – 2 giờ. Có thể uống nhiều thang cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Nếu ho nhiều kèm theo sự suy giảm về thể lực, người háo khát, da dẻ xanh gầy, hay hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Dùng phương: bách hợp, mạch môn, mỗi vị 10g, thục địa 12g, đương quy, bạch thược, huyền sâm, cát cánh, mỗi vị 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, sau bữa ăn 1 – 2 giờ.
Thảo quyết minh làm chậm quá trình suy giảm thị lực.
|
Thị lực giảm, mắt mờ dần
Đau lưng, đau xương cốt
Do phải đứng nhiều để giảng bài, ít vận động, chứng đau lưng, đau xương cốt, cơ thể thường xuyên mệt mỏi cũng rất phổ biến, nhất là đối với các cô giáo và các nhà giáo đứng tuổi. Dùng phương: cẩu tích, cốt toái bổ, tục đoạn, đau xương, đỗ trọng, trần bì, ngưu tất, độc hoạt, tần giao, phòng phong, mỗi vị 12g, đương quy, đảng sâm, hoàng kỳ, bạch thược, cam thảo, mỗi vị 10g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, uống trước hoặc sau bữa ăn 1 – 2 giờ. Có thể uống liền 3 – 4 tuần.
Với những người uống được rượu, có thể gia thêm vào mỗi thang trên các vị huyết giác, hà thủ ô đỏ, ba kích, mỗi vị 12g, xuyên khung 8g. Tất cả cắt thành miếng nhỏ, hoặc tán thành bột thô. Ngâm với 1,5 lít rượu 30 – 350khoảng 3 – 4 tuần là có thể uống được. Uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 30 – 50ml, trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Táo bón mạn tính
Nếu táo bón quá nặng, đại tiện khó khăn, thậm chí có thể đau đớn, phát sốt. Dùng phương: đại hoàng, chỉ thực, hậu phác, mỗi vị 12g, mang tiêu 16g. Đem 3 vị thảo dược trên sắc lấy nước rồi hòa tan mang tiêu vào, uống, ngày một thang, trước bữa ăn 1 – 2 giờ. Nếu đại tiện kèm theo chảy máu, thêm vào thang thuốc trên 2 vị hoa hòe và trắc bách diệp, mỗi vị 4g, đều sao cháy. Nếu táo bón nhẹ, có thể đem phương thuốc trên bỏ vị mang tiêu, sắc uống ngày một thang. Uống liền nhiều thang, tới khi hết các triệu chứng.
PGS. TS. PHẠM XUÂN SINH